Kiến Thức Chuyên Ngành Nhà Hàng Khách Sạn - F B la gi


F&B là gì? Những xu hướng hot nhất ngành F&B năm 2018

Trong ngành Hospitality thì F&B là bộ phận đem lại doanh thu cao thứ 2 và góp phần tạo nên thương hiệu cho khách sạn. Bộ phận F&B càng mạnh sẽ làm tăng tính nhận diện thương hiệu của khách sạn, qua đó lượng khách sử dụng những dịch vụ khác của khách sạn cũng tăng theo. Vậy sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu bộ phận F&B là gì? F&B là viết tắt của từ gì? Và công việc của nhân viên F&B là làm gì nhé!

 

F&B là gì?

“ F&B là thuật ngữ viết tắt của từ Food and Beverage Service (hay còn gọi là dịch vụ nhà hàng và quầy uống). Đây là một loại hình dịch vụ chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống cho thực khách.

Trong khách sạn, F&B Service là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra, ở các khách sạn lớn, quy mô từ 3, 4 sao trở lên, bộ phận F&B còn chịu trách nhiệm về vấn đề ăn uống cho nhân viên tại khách sạn và cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách,…

F&B trong khách sạn không giống như các loại hình F&B kinh doanh độc lập ở bên ngoài. Đó có thể là một quầy bar nhỏ, xinh xắn bên cạnh hồ bơi với nhữg ly cocktail rực rỡ hay một tổ phục vụ chuyên phục vụ thức ăn, đồ uống tại phòng cho khách hàng hay một không gian cà phê ấm áp ở phòng đọc báo, một quầy rượu ở khu vực tiền sảnh hay một không gian nhà hàng sang trọng nằm độc lập trong khuôn viên của khách sạn,…

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vai trò của F&B trong khách sạn tại đây nhé! “

Quản lý bộ phận Food and Beverage (Nhà hàng & Quầy uống) của khách sạn là vị trí đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp để điều hành công việc của bộ phận này cũng như quản lý nhân viên, xử lý tình huống… Để hiểu rõ hơn về công việc của bộ phận “Food and Beverage” (F&B) trong khách sạn, chúng ta sẽ cùng tham khảo doạn sau đây nhé.

Bộ phận F&B Trong Khách Sạn

1. Giám đốc bộ phận F&B (F&B Director): Quản lý các hoạt động kinh doanh để đảm bảo đạt được lợi nhuận cao và quản lý nhân viên. Giám đốc bộ phận F&B có kế hoạch tìm hiểu về thị trường, làm việc với các Đầu bếp để lên menu, định giá món ăn/ thức uống sao cho hợp lý, duy trì các tiêu chuẩn của khách sạn và đảm bảo chất lượng nhân sự thuộc khu vực của mình.

2. Giám đốc nhà hàng (Restaurant Manager): Theo dõi sát sao các khu vực từ phòng chờ đại sảnh, các tầng, các quầy tự phục vụ và các phòng tiệc… Đồng thời, đây cũng là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ, tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

3. Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn (Reception Head Waiter): Tiếp nhận và ghi chép những thông tin đặt bàn của khách, phối hợp với Phục vụ và Lễ tân để hướng dẫn khách đến đúng bàn đã đặt.

4. Trưởng nhóm phục vụ (Maitre d’hotel/ Head Waiter): Quản lý đội ngũ Nhân viên phục vụ trong phòng ăn, quan sát, hướng dẫn để đảm bảo phục vụ đầy đủ theo yêu cầu của khách và có thể thay thế Giám đốc nhà hàng hoặc Trưởng nhóm đặt bàn khi họ vắng mặt.

5. Trưởng nhóm phục vụ bàn (Station Head Waiter): Chịu trách nhiệm và điều hành toàn bộ về một nhóm nhân viên phục vụ phụ trách một số bàn nhất định, thường là 4 đến 8 bàn, nhận yêu cầu gọi món và phục vụ tại bàn.

Dưới Trưởng nhóm phục vụ bàn sẽ có nhóm phó và nhóm phó bổ khuyết (nhóm phó dự bị).

6. Nhân viên trực bàn (Commis de Rang): Đứng phục vụ trực tiếp tại bàn của khách, phối hợp với bộ phận bếp để đáp ứng kịp thời yêu cầu thực khách.


7. Nhân viên chia đồ ăn (Carve/ trancheur): Đẩy xe tới bàn của khách và đặt món ăn khi có yêu cầu.

8. Nhân viên trực tầng (Chef d’Etage/ Floor Waiter): Chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động tại tầng mà mình đảm nhận.

9. Nhân viên trực sảnh (Chef de Salle/ Lounge Waiter): Phục vụ cà phê buổi sáng, trà buổi chiều, rượu khai vị nhẹ trước và sau bữa ăn trưa và ăn tối, duy trì sự sạch sẽ ở khu vực sảnh.

10. Nhân viên phục vụ rượu vang (Sommelier/ Wine Waiter): Phục vụ các loại đồ uống có cồn trong suốt bữa ăn.

11. Nhân viên đón tiếp (Host): Đón tiếp, chào hỏi, mời khách ngồi vào bàn khi khách đến, lắng nghe để kịp thời phục vụ yêu cầu của khách khi khách ăn và tạm biệt khi khách ra về.

12. Nhân viên pha chế rượu (Bartender): Pha chế cocktail và các loại đồ uống có cồn khác để phục vụ thực khách.

13. Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn (Chef de Buffet): Chịu trách nhiệm bày trí, chia món và tính khẩu phần món ăn và cách phục vụ món ăn.

14. Nhân viên tiệc (Banqueting staff): Những người này có thể bao gồm Quản lý bộ phận tiệc, Trợ lý quản lý bộ phận tiệc, Trưởng nhóm nhân viên phục vụ tiệc, Nhân viên pha chế đồ uống… để phục vụ các buổi tiệc. xem đầy đủ

Trên đây là một các vị trí thuộc bộ phận f&b trong nhà hàng khách sạn. Tùy theo quy mô của nhà hàng khách sạn mà công việc của các vị trí sẽ có sự khác nhau. Cùng 
phongthuyadam.page.tl tìm hiểu những yêu cầu cần có của quản lý bộ phận F&B có những gì nhé

bộ phận f&b

Công việc của quản lý bộ phận “Food and Beverage”​

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng món ăn và thức uống

- Kiểm tra chất lượng đầu vào của sản phẩm, theo dõi quy trình, thủ tục nhập hàng

- Giám sát và kiểm tra hoạt động của phòng tiệc, nhà hàng , quầy bar, nhà bếp

- Giám sát hoạt động phục vụ khách của nhân viên

- Quản lý những nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý về giờ giấc, tác phong, thái độ, đánh giá mức độ hoàn thành công việc,...

- Quản lý chi phí đồ ăn, thức uống cho nhân viên

- Quản lý việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng

- Theo dõi thường xuyên thông tin quản lý Food and Beverage thông qua các phần mềm quản lý

- Tối đa hóa lợi nhuận trong khối dịch vụ, xây dựng kế hoạch dự báo kinh doanh hàng tháng

- Quản lý ngân sách khối dịch vụ Food and Beverage

- Phối hợp với phòng nhân sự để tuyển chọn, đào tạo nhân viên đạt tiêu chuẩn phục vụ và đảm bảo những trang bị cần thiết để nhân viên làm việc

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của bộ phận Food and Beverage

- Phối hợp với các bộ phận liên quan họp bàn và chuẩn bị ngân sách hàng năm cho bộ phận Food and Beverage

“ Trách nhiệm chính & mục đích của vị trí công việc:

- Giám sát chuỗi dịch vụ, cung cấp và tham vấn thự đơn cho khách

- Phân công nhân viên đảm bảo cung cấp tới khách hàng chất lượng dịch vụ cao và nhất quán

- Tuân thủ quy định, nội qui của công ty liên quan đến sức khỏe, vệ sinh , an toàn, hoặc các yêu cầu tuân thủ khác, cũng như các tiêu chuẩn thương hiệu và chính sách và thủ tục của công ty.

- Sử lý tốt những yêu cầu từ khách qua thông qua điện thoại

- Có khả năng giải quyết vấn đề về nhân viên cũng như với khách hàng

>>> Các bạn xem thêm nhiệm vụ chính của bộ phận f&b manager là gì nhé? “

 Hi vọng, qua bài viết này các bạn hiểu rõ hơn về F&B là gì và công việc, nhiệm vụ của bộ phận F&B trong khách sạn và rộng hơn là kênh horeca và từ đó việc phối hợp với các bộ phận khác như: quản lý nhà hàng, kế toán,... sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Today, there have been 9 visitors (11 hits) on this page!

This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free