Kiến Thức Chuyên Ngành Nhà Hàng Khách Sạn - Hospitality la gi?


Hospitality là gì? Vai trò và tầm quan trọng không tưởng của ngành Hospitality hiện nay 

Là một trong những ngành nghề năng động phát triển không ngừng, Hospitality từ lâu đã là đích ngắm của nhiều bạn trẻ. Nhưng ở Việt Nam khái niệm này chỉ vừa xuất hiện rõ ràng hơn trong thập niên trở lại đây. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu lại xem Hospitality là gì? Vai trò của ngành hospitality hiện nay là gì?

Hospitality vẫn luôn là ngành nghề năng động, hấp dẫn. (Nguồn: Internet)

Hospitality là gì?

Từ trước đến nay, ở nước ta mọi người đều lầm tưởng thuật ngữ Hospitality dùng để chỉ lĩnh vực Nhà Hàng – Khách sạn nhưng thật ra chúng dùng để nhắc đến ngành công nghiệp liên quan đến dịch vụ khách hàng, bao gồm: du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Nhân viên ngành Hospitality cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau. Đó là: dịch vụ khách sạn và nhà hàng; du lịch; dịch vụ; tổ chức sự kiện; hàng không; chăm sóc khách hàng…

Hospitality còn được ví von là ngành “công nghiệp không khói”. Đây là ngành nghề xuất hiện ở khắp mọi nơi và thậm chí trở thành ngành chủ đạo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, các ngành nghề Hospitality đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ.

Hospitality Management là gì?

Hospitality Management là ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, một ngành nằm trong Hospitality. Mỗi nhà hàng, khách sạn bao gồm các bộ phận khác nhau và muốn mang lại chất lượng phục vụ cao nhất cho khách hàng, các bộ phận này cần có sự phối hợp ăn ý với nhau dưới sự chỉ đạo của người Quản lý và Hospitality Management chính là ngành đào tạo ra các Quản lý này.

Hospitality management bao gồm những gì ?

Hospitality Management là một ngành khá rộng bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ bên trong: Quản lý lữ hành, Quản lý nhà hàng - khách sạn, Quản lý sự kiện, Quản lý khu nghỉ dưỡng, và Quản lý hội nghị.

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người Quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm, quản lý bộ phận F&B... Để đảm nhận các công việc này, bạn phải có kiến thức, am hiểu lĩnh vực Hospotality.

Hiện nay, rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng và các trường dạy nghề có đào tạo ngành Hospitality Management, cung cấp cho người học những kiến thức về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế.

Vai trò và tầm quan trọng của ngành hospitality:

- Trực tiếp ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

- Góp phần cải thiện hình ảnh quốc gia

- Thu hút khách du lịch và thị trường kinh doanh

- Giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Bởi Hospitality dịch ra tiếng việt có nghĩa là lòng hiếu khách, là việc sắp xếp, tiếp nhận và chăm sóc khách hàng để họ thấy thật thoải mái và ấm áp. Như chúng ta đã biết, ngành khách sạn kinh doanh “sản phẩm” chính là “dịch vụ”, tất cả các khách sạn dù với bất kỳ hình thức, quy mô nào thì cũng hướng đến mục đích chính là phục vụ khách hàng. Có thể nói, khách sạn chính là nơi thể hiện rõ nhất tinh thần của hospitality. 

Ngoài ra, các ngành nghề khác của lĩnh vực hospitality hỗ trợ, kết hợp phát triển cùng với ngành kinh doanh khách sạn. Ví dụ như: ngành dịch vụ nhà hàng; spa sức khoẻ và thẩm mỹ; casino, trung tâm hội nghị… là những dịch vụ khách hàng được kết hợp vào trong kinh doanh khách sạn vừa tạo sự đa dạng vừa góp phần tăng doanh thu, khách hàng đến cho nơi đó. Các ngành khác như: hàng không, du lịch lữ hành… lại là những ngành bổ trợ giúp cho các hoạt động kinh doanh khách sạn trở nên phát triển.

Để làm việc trong ngành Hospitality cần tố chất gì?

Hospitality tuy là một môi trường rất cởi mở nhưng cũng là ngành mang tính đặc thù rất cao, nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất và những trải nghiệm tuyệt vời. Vậy nên, nếu bạn muốn trở thành một nhân sự chuyên nghiệp, xuất sắc trong ngành Hospitality, bạn cần các yếu tố sau:

- Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực của bạn. Do nhu cầu của con người ngày càng cao hơn cùng với đó là sự cạnh tranh cao độ từ thị trường nên mỗi lĩnh vực lại có những tiêu chuẩn, chuẩn mực riêng. Vì vậy, kiến thức và nghiệp vụ chính là những hành trang quan trọng nhất của bạn.

- Năng động, tự tin: với môi trường làm việc phải tiếp xúc thường xuyên với nhiều nhóm đối tượng khách hàng thì đây là yếu tố cần có của người làm ngành Hospitality. Chúng không chỉ giúp bạn vượt qua được những khó khăn, thử thách của nghề mà còn giúp bạn duy trì đam mê, hứng thú với công việc.

- Ngoại ngữ: đã làm trong Hospitality thì ngoại ngữ là chìa khoá để giúp bạn thấu hiểu khách hàng, mở ra tiếp xúc và làm việc với khắp mọi nơi trên thế giới.

- Kỹ năng mềm: có thể nói, việc sở hữu càng nhiều kỹ năng mềm sẽ càng hỗ trợ được nhiều cho công việc của bạn. Ngoài ra, kỹ năng mềm sẽ được học từ chính trong công việc, đồng nghiệp của bạn. 

Trong ngành khách sạn, Hospitality đóng vai trò cực kỳ quan trọng. (Nguồn: Internet)

Cơ hội nghề nghiệp của Hospitality hiện nay

Ở Việt Nam, chúng ta thường chỉ dịch Hospitality là ngành khách sạn - nhà hàng nhưng thực tế Hospitality được hiểu là các ngành dịch vụ khách hàng, trong đó bao gồm các hoạt động chào đón khách, cung cấp các nhu cầu khách cần và đưa tiễn khách hàng ra về trong sự hài lòng. Bởi Hospitality dịch ra tiếng việt có nghĩa là lòng hiếu khách, là việc sắp xếp, tiếp nhận và chăm sóc khách hàng để họ thấy thật thoải mái và ấm áp.

Trên thực tế, hiện nay, hầu như mọi công ty và mọi tổ chức đều cần đến bộ phận dịch vụ khách hàng nên khi tốt nghiệp ngành học này bạn có cơ hội lựa chọn công việc và chỗ làm rất đa dạng.

Các ngành nghề liên quan có thể kể đến như:

  • Dịch vụ khách sạn và nhà hàng: từ các chuỗi khách sạn 5 sao sang trọng đến các resort thơ mộng hay các khách sạn, nhà nghỉ bình dân; hay từ các chuỗi nhà hàng quốc tế đến nhà hàng địa phương hay các nhà hàng theo chủ đề…
  • Ngành công nghiệp thực phẩm;
  • Báo chí;
  • Các Spa sức khỏe và thẩm mỹ; các ngành nghề có liên quan đến sức khỏe (các bệnh viện, trung tâm điều dưỡng, trung tâm dưỡng lão, khu lưu trú sinh viên,…);
  • Các trung tâm hội nghị, triễn lãm;
  • Các hãng hàng không;
  • Các đội du thuyền;
  • Các Casinos
  • Quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí;
  • Các công ty tổ chức sự kiện và cung cấp suất ăn;
  • Giáo dục: dạy học trong ngành Hospitality;
  • Điều hành và quản lý du lịch;

Các ngành nghề không liên quan như ngân hàng, công nghệ... (tại bộ phận dịch vụ khách hàng và tổ chức sự kiện…

Nói tóm lại, nơi nào có bộ phận dịch vụ khách hàng, nơi đó cần đến những nhân viên đã tốt nghiệp ngành Hospitality.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Hospitality Management sẽ có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở ở các lĩnh vực “cực hot” hiện nay như:

- Nhà hàng (Food and Beverage Management)

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những nơi có cung cấp dịch vụ ăn, uống như nhà hàng, khách sạn, công ty cung cấp suất ăn,…Những công việc có thể đảm trách như phục vụ nhà hàng, quản lý nhà hàng, phụ trách nhân sự, dịch vụ khách hàng, kinh doanh, tài chính kế toán, quản lý tồn kho, quản lý chuỗi cung ứng,...

- Phụ trách nhân sự (Human Resources)

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công tác nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, tính lương, xây dựng chính sách nhân sự,…cho các khách sạn, nhà hàng, spa, casino…

- Lưu trú (Lodging Management)

Sinh viên học ngành này cũng có thể tìm việc trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú như khách sạn, khu nghĩ dưỡng,…và đảm trách công việc như lễ tân, phục vụ buồng phòng, marketing, chăm sóc khách hàng, quản lý ngân sách, kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất,…

- Các sòng bạc (Casino Management)

Công việc tại các casino bao gồm kinh doanh, dịch vụ khách hàng, quản lý tài sản, nhân sự, kế toán,…

- Du lịch, lữ hành (Travel and Tourism Management)

Có thể tìm việc tại các công ty du lịch, công ty lữ hành, du thuyền với các công việc như bán tour, thiết kế tour, điều hành tour, marketing, kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng,…

Hy vọng với bài viết hôm nay, bạn đã hiểu được Hospitality là gì? Và biết được tại sao Hospitality lại quan trọng với ngành khách sạn. Với những kiến thức bổ ích này, chúc bạn làm việc ngày càng thành công nhé! Nếu bạn đang đi tìm việc ngành Hospitality nói chung và nhà hàng khách sạn nói riêng. Hãy ghé qua fanpage tìm việc nhà hàng khách sạn để tìm việc nhé

Today, there have been 4 visitors (7 hits) on this page!

This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free